Breaking News
Loading...
  • Vay Tín Chấp
  • Vay Thế Chấp
  • Thẻ Tín Dụng

Vay Tín Chấp

Vay Thế Chấp

Thẻ Tín Dụng

Recent Post

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014
Bộ Xây Dựng: Điều chỉnh - Kéo dài thời hạn vay lên tới 15 năm cho gói vau tín dụng 30.000 tỷ

Bộ Xây Dựng: Điều chỉnh - Kéo dài thời hạn vay lên tới 15 năm cho gói vau tín dụng 30.000 tỷ

Ngày 18.4, Bộ Xây dựng đã kiến nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh, sửa đổi một số quy định liên quan đến gói cho vay tiền nhanh - Gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng.

Vay tiền nhanh, vay tiêu dùng, vay tín chấp, vay tiền không thế chấp, hỗ trợ vay vốn, ngân hàng, vay tiền, tín dụng

Việc triển khai gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở cho đến nay có thể nói chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội. Trong khi những vướng mắc đang được tháo gỡ thì vẫn tiếp tục phát sinh những khó khăn chưa thể tháo gỡ.


Cho tới ngày 18.4.2014, Bộ Xây dựng đã quyết định kiến nghị lên Chính phủ để xin cho phép điều chỉnh, sửa đổi một số quy định liên quan đến gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng.

Nội dung kiến nghị: 

  • Yêu cầu kéo dài thời hạn trả nợ đối với khách hàng là hộ gia đình từ 10 năm lên 15 năm 
  • Mở rộng đối tượng vay vốn đối với khách hàng cá nhân mua nhà ở thương mại với giá không quá 1,05 tỷ đồng; 
  • Mở rộng cho vay đối với các hợp đồng mua nhà ở xã hội đã ký trước ngày 7.1.2013 mà chưa thanh toán hết tiền mua nhà…

Cũng tại kỳ họp, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: Trong năm 2014 thị trường Bất Động Sản đã và đang có xu hướng tập trung vào phân khúc nhà ở giá rẻ, bình dân, diện tích vừa và nhỏ, giá bán nằm trong khoảng dưới 20 triệu đồng/ mét vuông.

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014
Người trẻ dễ 'sập bẫy' thẻ tín dụng

Người trẻ dễ 'sập bẫy' thẻ tín dụng

Lương thấp nhưng chi tiêu vô tội vạ, nhiều người đang tự trói buộc mình vào những món nợ từ thẻ tín dụng.





Hương Linh, nhân viên một công ty phần mềm ở quận Đống Đa, Hà Nội đang dùng thẻ tín dụng của một ngân hàng quốc tế. Cô cho biết mình mở thẻ tín dụng từ lâu, khi thu nhập lúc ra trường mới chỉ 8 triệu đồng mỗi tháng. Hạn mức sử dụng của thẻ từ đó đến nay chỉ là 16 đến 17 triệu đồng.

Theo Linh, cái lợi dễ thấy nhất của thẻ tín dụng là cô có thể dùng để mua hàng trực tuyến và quẹt thẻ khi không có tiền mặt. Tuy nhiên, đổi lại, khá nhiều rắc rối đối với một người thu nhập không cao.

"Vì hạn mức thẻ thấp nên em không thể quẹt nhiều", Linh cho biết. Lương cũng thấp nên nhiều lúc cô phải xoay như chong chóng để đi trả nợ, nếu không muốn thành nợ quá hạn và bị đánh lãi suất cao ngất ngưởng.

Bên cạnh đó, những khoản phí lặt vặt cộng lại cũng thành một số tiền lớn đối với một người có thu nhập trung bình. Phí duy trì thẻ hàng năm 300.000 đồng; phí chậm nộp 4% mỗi lần cô chậm nộp tiền tại ngân hàng; phí cấp lại thẻ, phí cấp bản sao kê 100.000 đến 200.000 đồng. Nhiều khi thiếu tiền mặt, cô phải chạy ra ATM để rút và bị đánh phí 4% trên số tiền rút ra. Còn nếu chậm nộp tiền hoặc vượt hạn mức, cô sẽ bị đánh lãi suất cao hơn 30% một năm.

Ngoài ra, Linh cho biết đối với cô, thẻ tín dụng dường như là một "cạm bẫy ngọt ngào". Khi có thẻ trong tay, cô luôn có cảm giác mình là người có tiền, sẵn tiền, do đó nhiều khi rơi vào cảnh chi tiêu mất kiểm soát.



Theo các chuyên gia ngân hàng, chỉ nên dùng thẻ tín dụng khi thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng.


Còn ở TP HCM, Nguyễn Mạnh Nam, một nhân viên công ty xuất nhập khẩu lý giải cho việc quanh năm suốt tháng trong tình trạng nợ "ngập đầu" là vì thẻ tín dụng. Tuy nhiên, Nam cũng khẳng định mình không thể sống thiếu thẻ dù thu nhập không cao, chưa đến 20 triệu đồng mỗi tháng.

"Cuộc sống ở TP HCM khác hẳn với nơi mình từng sống ngoài Hà Nội. Ở đây lúc nào cũng có lý do để tiêu tiền", Nam nói. Ví dụ, hàng tuần cậu có ít nhất là một cuộc mua sắm với bạn bè hay người yêu, đi bar vào mỗi cuối tuần, ngày nào cũng có thể lê la quán xá, chưa kể còn phải "chạy đua" mua sắm các thiết bị công nghệ với bạn bè. Với thẻ tín dụng, Nam dễ dàng mua sắm kể cả khi không có tiền, hoặc rút tiền mặt ra tiêu tạm mỗi khi ví rỗng, lương chưa về.

Với một người thu nhập ở mức bình thường, chiếc thẻ tín dụng trở thành một gánh nặng. Đến mỗi kỳ có lương, thưởng hoặc một khoản thu nhập bất thường, Nam lập tức đi trả nợ ngân hàng để không bị rơi vào cảnh nợ xấu, nợ quá hạn. Tuy nhiên, cảnh nợ nần ngập đầu là không thể tránh khỏi.

Nam cho biết không chỉ riêng Nam, nhiều bạn bè của anh cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự, khi bị trói buộc vào chiếc thẻ mà không thể thoát ra. "Hiện số nợ của mình là gần 40 triệu đồng. Đã đi làm mấy năm rồi nhưng chưa khi nào có khoản tiền tiết kiệm dắt lưng, chỉ suốt ngày lo trả nợ", Nam nói.

Trường hợp như Linh và Mạnh Nam không hiếm hiện nay. Nhất là sau thời kỳ các ngân hàng chạy đua doanh số thẻ, trên thị trường dễ gặp cảnh người người dùng thẻ tín dụng dù chỉ số ít trong đó có thu nhập cao thực sự. Ở một số ngân hàng, thu nhập chỉ từ 6 triệu đồng trở lên là đã có thể mở thẻ tín dụng. Còn theo những người am hiểu về ngành ngân hàng, họ cho rằng chỉ người có thu nhập cao, hàng chục triệu đồng mỗi tháng thì mới nên dùng thẻ tín dụng.

Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu khuyên khi người tiêu dùng sử dụng thẻ tín dụng, họ phải cân nhắc để số nợ thẻ không vượt quá 50% thu nhập hàng tháng, nếu không dễ dẫn đến tình trạng phá sản, nợ xấu.

Anh Đức - VnExpress
Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014
Hướng dẫn một số thủ tục cần thiết khi vay tiêu dùng cá nhân

Hướng dẫn một số thủ tục cần thiết khi vay tiêu dùng cá nhân


Hướng dẫn một số thủ tục cần thiết khi vay tiêu dùng cá nhân

Hướng dẫn một số thủ tục cần thiết khi vay tiêu dùng cá nhân - Vay Tiền Nhanh

Hướng dẫn một số thủ tục cần thiết khi vay tiêu dùng cá nhân


- Bạn cần sử dụng đồng vốn của mình vào một việc rất cần thiết mà hiện tại tình hình tài chính của bạn tạm thời eo hẹp mà không biết phải làm sao để có tiền để thực hiện kế hoạch đó.
- Bạn sẽ nghĩ đến việc vay tiêu dùng , vay tín chấp.


Sau đây tôi xin hướng dẫn một số thủ tục cần thiết khi vay tín chấp, vay tiêu dùng cá nhân



  •  Điều kiện vay tiêu dùng

- Trước tiên bạn phải là cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam đã đủ tuổi lao đông (Lớn hơn 18 tuổi)
- Có nguồn thu nhập ổn định và đủ khả năng trả nợ cho khoản vay từ các nguồn sau: lương, sản xuất kinh doanh, cho thuê nhà/đất hoặc xe, góp vốn, cổ tức.
- Quan trọng nhât là Bạn vay tiền tiêu dùng có mục đích cần thiết và hợp pháp...



  • Đặc tính của vay tiêu dùng Cá nhân

- Khi bạn vay tiêu dùng số tiền vay linh hoạt, tùy theo nhu cầu thực tế và khả năng chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Thời gian vay cũng có thể tới 04 năm.
- Phương thức giải ngân linh hoạt, giải ngân một lần.
- Phương thức trả nợ: lãi trả hàng tháng và vốn trả góp đều hàng tháng; hoặc vốn trả góp bậc thang hàng tháng.
- Điều kiện làm mới hợp đồng: Khách hàng tất toán hoàn toàn khoản vay của hợp đồng tín dụng cũ và trả nợ đúng hạn
- Lãi suất trung bình: 22 - 27%/năm tính theo dư nợ giảm dần. Mức lãi suất chính xác phụ thuộc vào khoản vay, đối tượng khách hàng và lãi suất thị trường
- Trả đúng hạn: Khách hàng sẽ có xếp hạng tín dụng tốt. Hoàn toàn đủ điều kiện vay vốn lại nếu khách hàng đủ điều kiện...


  • Lợi ích được hưởng khi tham gia vay tiêu dùng cá nhân

- Số tiền được vay lên tới 300 triệu đồng (số tiền được vay tối thiểu là 10 triệu đồng)
- Thủ tục đơn giản, không cần tài sản thế chấp
- Thời hạn vay từ 12 tới 48 tháng
- Giải ngân trong vòng 24 giờ sau khi hồ sơ được duyệt

  • Các giấy tờ chung khi tham gia vay tiêu dùng cá nhân

  1. CMND
  2. Sổ hộ khẩu
  3. Sổ tạm trú / Phiếu xác nhận tạm trú / Giấy xác nhận tạm trú (KT3 / KT4 - Nếu có )
  4. Một số giấy tờ chứng minh thu nhập: 
Ví dụ:
                  + Vay theo lương: Hợp đồng lao động và sao kê lương 3 tháng gần nhất ( Hoặc xác nhân lương )
                  + Vay theo bảo hiểm nhân thọ: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hoá đơn đóng phí
                  + Vay theo thẻ tín dụng: Bản sao mặt trước thẻ tín dụng và sao kê tài khoản thẻ 3 tháng gần nhất
                  + Vay theo hoá đơn điện: Hoá đơn thu tiền điện 3 tháng gần nhất
.................................................................................... 
(Tương tự với một số hình thức vay khác)
      
Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014
Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014
no image

Hạ lãi vay gói 30.000 tỷ đồng xuống 5%

Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh ngay lãi suất từ 6% xuống 5% trong năm nay để phù hợp với xu hướng lãi suất năm 2014 cũng như phù hợp chỉ số giá cả lạm phát.

“Gói vay 30 ngàn tỷ đồng bắt đầu tác động đến thị trường buộc các phân khúc căn hộ khác của thị trường bất động sản có xu hướng giảm và có giao dịch thật. Sắp tới với các ưu đãi hạ lãi suất, tăng thời hạn vay, sẽ có thêm nhiều người vay dễ tiếp cận” - Vụ trưởng Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Viết Mạnh trả lời Tiền Phong.


Bắt đầu tác động
9 tháng kể từ ngày thực hiện, tình hình giải ngân gói 30 ngàn tỷ dành cho nhà người có thu nhập thấp đã đến đâu, thưa ông?
Theo số liệu mới nhất, đến ngày 31/3/2014, các ngân hàng đã cam kết cho vay 3.489 khách hàng với tổng số tiền đạt 3.094 tỷ đồng. Trong đó, đã giải ngân cho 3.463 khách hàng với dư nợ cho vay đạt 1.441 tỷ đồng. Riêng số khách hàng cá nhân được các ngân hàng cam kết cho vay là 3.470 người với số tiền 1.304 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân theo tiến độ cho 3.450 khách hàng với dư nợ 833 tỷ đồng.
Đối với khách hàng doanh nghiệp (DN), hiện NHNN đã xác nhận các NHTM đã ký hợp đồng tín dụng với 19 DN với 21 dự án. Tổng số tiền cam kết giải ngân nguồn tái cấp vốn của NHNN là 1.790 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20% tổng nguồn vốn hỗ trợ nhà ở dành cho DN. Trong đó đã giải ngân cho 13 DN với dư nợ 608 tỷ đồng. Như vậy, tính trên cam kết là chiếm 10%, còn thực tế đã giải ngân 6%.
Tuy vậy, dư luận vẫn sốt ruột và cho rằng tốc độ giải ngân chậm, thậm chí chưa tác động mấy đến thị trường bất động sản, điều này ông thấy sao?
Tác động rõ chứ. Hơn 3.000 người được mua ở giá dưới 15 triệu đồng/m2, người ta đến và ở có người đã được ở rồi. Chính thực tế này đã buộc các phân khúc căn hộ khác của thị trường bất động sản có xu hướng giảm và có giao dịch thật.

Hạ lãi vay gói 30.000 tỷ đồng xuống 5% - 1
Ông Nguyễn Viết Mạnh
Ngay như tiêu chí lúc chúng ta hình dung: sản phẩm lúc đầu ít, nhà ở thương mại với giá như vậy chưa có vì trước đây toàn nhà cao cấp hơn. Giờ có sản phẩm này, buộc nhiều nhà giá cao phải hạ xuống dần dưới 15 triệu đồng/m2 với diện tích tối đa 70 m2/căn hộ. Cần lưu ý 30 ngàn tỷ đồng là chính sách nhà ở dành cho người có thu nhập thấp và những người có mức độ thu nhập trung bình. Mục tiêu rất rõ ràng.
“Tôi muốn nhấn mạnh thêm gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho vay mua nhà ở chỉ là một trong những chính sách sẽ tác động tích cực đến thị trường BĐS. Nhưng để phục hồi được thị trường này thì phải cần có thêm nhiều chính sách khác nữa”.
Ông Nguyễn Viết Mạnh
Còn tại sao chưa giải ngân mạnh? Tôi nghĩ mình cũng cần có cái nhìn khách quan. Vì đây là lần đầu tiên chúng ta có gói hỗ trợ này, cũng là lần đầu với các ngân hàng. Khi thị trường chưa có sản phẩm, trong xây dựng cơ bản từ lúc bắt đầu chuyển đổi, xây dựng mới phải có thời gian thậm chí thủ tục bên ngoài từ lúc bắt đầu làm dự án đến lúc khởi công phải hàng năm trời.


Lãi vay hạ còn 5%/năm
Vậy, Ngân hàng Nhà nước có chính sách phối hợp với Bộ Xây dựng để đẩy nhanh hơn gói tín dụng. Cụ thể hơn sẽ có những thay đổi thế nào, thưa ông?
Quá trình làm việc, các địa phương đều kiến nghị nên giảm lãi suất cho những đối tượng này, vì bản chất lãi suất 6% thời điểm này so với kỳ vọng ngày xưa còn cao. Trong thẩm quyền của mình, NHNN đã điều chỉnh ngay lãi suất từ 6% xuống 5% trong năm nay để phù hợp với xu hướng lãi suất năm 2014 cũng như phù hợp chỉ số giá cả lạm phát.
NHNN cũng đề xuất để cho nhiều đối tượng được tiếp cận hơn. Vừa rồi TPHCM, một số địa phương kiến nghị thời gian hỗ trợ kéo dài 15 năm. NHNN sau khi tính toán cân nhắc thấy là có thể được. Vì khi đến thời gian 10 năm dư nợ cũng không còn nhiều nữa. Nên thấy rằng cũng cần phải hỗ trợ cho những đối tượng. Chúng tôi cũng đã đề xuất với Chính phủ.
Đó là về lãi suất và thời hạn vay, còn về diện tích theo nhu cầu thực tế, NHNN kiến nghị với Chính phủ không nên khống chế diện tích nhà ở mà có thể khống chế giá trị tiền không vượt quá 1,05 tỷ đồng. Như vậy, vẫn phù hợp với quy định cũ mà linh hoạt hơn trong quá trình triển khai. Một kiến nghị nữa của ngân hàng nhà nước là nên bổ sung những khách hàng có hợp đồng vay trước 7/1/2013 được tham gia vào gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng.
Về gói 50 ngàn tỷ mà các ngân hàng vừa tung ra, liệu có phải là chiêu PR của Ngân hàng Xây dựng (VNBC) khi đứng ra tổ chức họp tuyên bố. Trên thực tế, VNBC có đủ năng lực cầm trịch cuộc chơi này, thưa ông?
Như thông báo gần đây của  ngân hàng nhà nước , chương trình tín dụng 50 nghìn tỷ đồng không phải do VNBC chủ trì. Tôi lưu ý một điều rằng, chương trình tín dụng 50 nghìn tỷ đồng là xuất phát từ nhu cầu thực tế của các ngân hàng vừa muốn hỗ trợ thị trường BĐS, đồng thời quản lý dòng tiền tốt hơn nên đã phối hợp với nhau trên cơ sở tôn trọng các thỏa thuận liên kết. Trong quá trình thực hiện nếu đơn vị nào có dấu hiệu độc quyền sẽ bị chấn chỉnh ngay. Nên về bản chất thì vai trò, vị trí của các bên tham gia đều như nhau.
Xin cảm ơn ông.
Theo Khánh Huyền (Tiền Phong)
Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014
Đến 31/3/2014 đã giải ngân 1.441 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở

Đến 31/3/2014 đã giải ngân 1.441 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở

Thêm chú thích

Chỉ trong nửa cuối tháng 3, đã có thêm 441 khách hàng được cam kết cho vay từ gói tín dụng hỗ trợ nhà ở trị giá 30.000 tỷ đồng



Ông Nguyễn Viết Mạnh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân Hàng Nhà Nước) cho biết, tính đến cuối tháng 3, các ngân hàng đã cam kết cho vay đối với 3.489 khách hàng từ gói tín dụng hỗ trợ nhà ở với tổng số tiền đạt 3.094 tỷ đồng; và đã giải ngân cho 3.463 khách hàng với dư nợ 1.441 tỷ đồng.Cụ thể, các ngân hàng đã cam kết cho vay đối với 3.470 khách hàng cá nhân với số tiền 1.304 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân theo tiến độ cho 3.450 khách hàng với dư nợ 833 tỷ đồng.

Đối với khách hàng DN, hiện Ngân Hàng Nhà Nước đã xác nhận các NHTM đã ký hợp đồng tín dụng với 19 DN với 21 dự án; tổng số tiền cam kết giải ngân nguồn tái cấp vốn của NHNN là 1.790 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20% tổng nguồn vốn hỗ trợ nhà ở dành cho DN. Đến nay, các ngân hàng đã giải ngân cho 13 DN với dư nợ 608 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ trong nửa cuối tháng 3, đã có thêm 441 khách hàng được cam kết cho vay từ gói tín dụng hỗ trợ nhà ở trị giá 30.000 tỷ đồng, trong đó có 1 dự án của 1 DN. Lượng khách hàng được giải ngân cũng tăng thêm 440 khách hàng với tổng dư nợ là 119 tỷ đồng.

Cũng theo ông Mạnh, để cho nhiều đối tượng được tiếp cận với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, hiện NHNN đang đề xuất với Chính phủ bổ sung thêm các TCTD khác tham gia cho vay; không nên khống chế diện tích nhà ở, mà có thể thay bằng tiền... Bên cạnh đó NHNN cũng đề xuất kéo dài thời gian ưu đãi cho người vay tiền mua nhà lên tới 15 năm.



Theo Thời báo ngân hàng
Copyright © 2012 toantrung All Right Reserved
Designed by CBTblogger